BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ- ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

Ngày 28/08/2024 15:50:58

BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ- ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN

VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

 

Kính thưa bà con nhân dân!

Hiện nay trên Thế giới đã xuất hiện căn bệnh Đậu mùa khỉ. Để chủ động phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ, Bộ Y tế hướng dẫn và khuyến cáo người dân nhận biết nguyên nhân , đường lây, các triệu chứng nghi ngờ và thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:

1. Đậu mùa khỉ là gì?

Theo WHO, bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh đậu mùa do virus (một loại vi rút truyền sang người từ động vật) với các triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa.

2. Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa khỉ

Cho đến thời điểm hiện tại thì khỉ chưa chắc chắn là tác nhân dẫn đến bùng phát dịch bệnh này. Theo WHO, nhiều khả năng loài gậm nhấm chính là nguồn lây lớn nhất, tuy vậy, vẫn chưa thể xác định một cách chính xác nguồn lây từ đâu, do đó đang phải chờ các nhà nghiên cứu.

3. Đường lây truyền bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ lây qua các đường sau:

- Lây qua đường máu, tiếp xúc với vết thương, những tổn thương trên da hoặc niêm mạc, tiếp xúc với giọt bắn đường hô hấp của người bệnh hay động vật đang nhiễm bệnh. 

- Ăn thịt động vật nhiễm bệnh cũng là một con đường lây nhiễm virus đậu mùa khỉ. 

- Dùng chung đồ với người bệnh, chẳng hạn như quần áo, chăn, gối, khăn mặt,… Đây chính là lý do vì sao những người khỏe mạnh đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh khi sống chung với người nhiễm virus. 

- Bên cạnh đó, trường hợp mẹ bầu bị bệnh cũng có thể lây nhiễm cho thai nhi vì thế xuất hiện các trường hợp mắc đậu mùa khỉ bẩm sinh. Trong quá trình sinh nở và chăm sóc, gần gũi con, các bà mẹ bị đậu mùa khỉ cũng có thể truyền bệnh sang cho con. 

- Về nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục: Gần đây, một kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Italy đã cho biết xuất hiện các mảnh vật chất di truyền của virus đậu mùa khỉ trong tinh dịch của một số người bệnh. Đặc biệt, một mẫu thử còn cho thấy về khả năng nhân lên của virus. 

 Đáng lưu ý, tiếp xúc gần với người bệnh được xem như một yếu tố nguy cơ làm lây lan bệnh đậu mùa khỉ.

4. Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên khi một người mắc bệnh đậu mùa khỉ bao gồm:

  • Sốt (thường là triệu chứng bệnh đầu tiên)
  • Đau đầu dữ dội
  • Đau mỏi lưng và các cơ
  • Ớn lạnh
  • Mệt mỏi uể oải
  • Nổi hạch

Sau khi có biểu hiện sốt, người bị bệnh đậu mùa khỉ có thể bị phát ban sau đó từ 1 đến 3 ngày. Các dấu phát ban có thể xuất hiện ở:

  • Trên khắp gương mặt (95% bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ đều phát ban trên mặt)
  • Lòng bàn tay, bàn chân (tỷ lệ phát ban ở lòng bàn tay, bàn chân cũng tương đối cao, lên đến khoảng 75%)
  • Miệng
  • Mắt (bao gồm cả giác mạc và kết mạc)
  • Cơ quan sinh dục

Các nốt phan ban ban đầu chỉ hơi sần trên bề mặt da và sau đó phát triển nghiêm trọng hơn, trở thành mụn nước, sưng to rồi dần chuyển sang mụn mủ rồi mới khô lại, đóng vảy và xẹp xuống. Thông thường, các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ sẽ kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi, người bệnh không cần thực hiện các biện pháp điều trị đặc biệt.

5. Biến chứng do bệnh đậu mùa khỉ

Các biến chứng thường gặp của bệnh này như nhiễm trùng máu (có nguy cơ gây tử vong), viêm nãoviêm phế quản phổi, nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực

6. Phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Dù chưa ghi nhận các ca bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam nhưng việc phòng ngừa bệnh vẫn nên được chú trọng. Một số biện pháp có thể áp dụng để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh bao gồm:

- Tránh tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ (động vật bị bệnh, động vật chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa khỉ, động vật nghi ngờ nhiễm bệnh,…).

- Thực hiện ăn chín, uống sôi. Chỉ ăn các loài động vật rõ nguồn gốc xuất xứ, đã qua kiểm định.

- Tránh tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bệnh. Không chạm vào các vật dụng của người có nguy cơ nhiễm bệnh.

- Cách ly người có triệu chứng bệnh, có nguy cơ nhiễm bệnh.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn, đặc biệt là khi vừa tiếp xúc với người khác.

- Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa. Chưa có vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ nhưng việc tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa có thể làm giảm đến 85% nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ.

- Nâng cao ý thức phòng tránh dịch bệnh. Thường xuyên cập nhật các thông tin bệnh.

Vì vậy việc giữ gìn vệ sinh tốt, rửa tay thường xuyên, tình dục an toàn sẽ là các biện pháp hữu hiệu giảm thiểu sự lây lan của virus./.

                                                                    Trạm y tế xã Xuân Trường 

BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ- ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

Đăng lúc: 28/08/2024 15:50:58 (GMT+7)

BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ- ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN

VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

 

Kính thưa bà con nhân dân!

Hiện nay trên Thế giới đã xuất hiện căn bệnh Đậu mùa khỉ. Để chủ động phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ, Bộ Y tế hướng dẫn và khuyến cáo người dân nhận biết nguyên nhân , đường lây, các triệu chứng nghi ngờ và thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:

1. Đậu mùa khỉ là gì?

Theo WHO, bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh đậu mùa do virus (một loại vi rút truyền sang người từ động vật) với các triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa.

2. Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa khỉ

Cho đến thời điểm hiện tại thì khỉ chưa chắc chắn là tác nhân dẫn đến bùng phát dịch bệnh này. Theo WHO, nhiều khả năng loài gậm nhấm chính là nguồn lây lớn nhất, tuy vậy, vẫn chưa thể xác định một cách chính xác nguồn lây từ đâu, do đó đang phải chờ các nhà nghiên cứu.

3. Đường lây truyền bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ lây qua các đường sau:

- Lây qua đường máu, tiếp xúc với vết thương, những tổn thương trên da hoặc niêm mạc, tiếp xúc với giọt bắn đường hô hấp của người bệnh hay động vật đang nhiễm bệnh. 

- Ăn thịt động vật nhiễm bệnh cũng là một con đường lây nhiễm virus đậu mùa khỉ. 

- Dùng chung đồ với người bệnh, chẳng hạn như quần áo, chăn, gối, khăn mặt,… Đây chính là lý do vì sao những người khỏe mạnh đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh khi sống chung với người nhiễm virus. 

- Bên cạnh đó, trường hợp mẹ bầu bị bệnh cũng có thể lây nhiễm cho thai nhi vì thế xuất hiện các trường hợp mắc đậu mùa khỉ bẩm sinh. Trong quá trình sinh nở và chăm sóc, gần gũi con, các bà mẹ bị đậu mùa khỉ cũng có thể truyền bệnh sang cho con. 

- Về nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục: Gần đây, một kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Italy đã cho biết xuất hiện các mảnh vật chất di truyền của virus đậu mùa khỉ trong tinh dịch của một số người bệnh. Đặc biệt, một mẫu thử còn cho thấy về khả năng nhân lên của virus. 

 Đáng lưu ý, tiếp xúc gần với người bệnh được xem như một yếu tố nguy cơ làm lây lan bệnh đậu mùa khỉ.

4. Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên khi một người mắc bệnh đậu mùa khỉ bao gồm:

  • Sốt (thường là triệu chứng bệnh đầu tiên)
  • Đau đầu dữ dội
  • Đau mỏi lưng và các cơ
  • Ớn lạnh
  • Mệt mỏi uể oải
  • Nổi hạch

Sau khi có biểu hiện sốt, người bị bệnh đậu mùa khỉ có thể bị phát ban sau đó từ 1 đến 3 ngày. Các dấu phát ban có thể xuất hiện ở:

  • Trên khắp gương mặt (95% bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ đều phát ban trên mặt)
  • Lòng bàn tay, bàn chân (tỷ lệ phát ban ở lòng bàn tay, bàn chân cũng tương đối cao, lên đến khoảng 75%)
  • Miệng
  • Mắt (bao gồm cả giác mạc và kết mạc)
  • Cơ quan sinh dục

Các nốt phan ban ban đầu chỉ hơi sần trên bề mặt da và sau đó phát triển nghiêm trọng hơn, trở thành mụn nước, sưng to rồi dần chuyển sang mụn mủ rồi mới khô lại, đóng vảy và xẹp xuống. Thông thường, các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ sẽ kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi, người bệnh không cần thực hiện các biện pháp điều trị đặc biệt.

5. Biến chứng do bệnh đậu mùa khỉ

Các biến chứng thường gặp của bệnh này như nhiễm trùng máu (có nguy cơ gây tử vong), viêm nãoviêm phế quản phổi, nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực

6. Phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Dù chưa ghi nhận các ca bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam nhưng việc phòng ngừa bệnh vẫn nên được chú trọng. Một số biện pháp có thể áp dụng để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh bao gồm:

- Tránh tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ (động vật bị bệnh, động vật chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa khỉ, động vật nghi ngờ nhiễm bệnh,…).

- Thực hiện ăn chín, uống sôi. Chỉ ăn các loài động vật rõ nguồn gốc xuất xứ, đã qua kiểm định.

- Tránh tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bệnh. Không chạm vào các vật dụng của người có nguy cơ nhiễm bệnh.

- Cách ly người có triệu chứng bệnh, có nguy cơ nhiễm bệnh.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn, đặc biệt là khi vừa tiếp xúc với người khác.

- Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa. Chưa có vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ nhưng việc tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa có thể làm giảm đến 85% nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ.

- Nâng cao ý thức phòng tránh dịch bệnh. Thường xuyên cập nhật các thông tin bệnh.

Vì vậy việc giữ gìn vệ sinh tốt, rửa tay thường xuyên, tình dục an toàn sẽ là các biện pháp hữu hiệu giảm thiểu sự lây lan của virus./.

                                                                    Trạm y tế xã Xuân Trường 

Công khai giải quyết TTHC