THÚC ĐẢY SẢN PHẨM LÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Ngày 30/10/2024 20:36:07

TUYÊN TRUYỀN: THÚC ĐẢY SẢN PHẨM LÊN SÀN

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

 

Trong giai đoạn hiện nay, dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường, việc triển khai các hoạt động bán hàng tiếp thị thông qua trang thương mại điện tử là xu hướng tất yếu, đảm bảo cho sản phẩm lưu thông với doanh số ổn định

Các doanh nghiệp tại Thanh Hóa đều thừa nhận, các sàn thương mại điện tử bán nông sản đang ngày càng sôi động nhưng hiện cũng chỉ chiếm 20-30% doanh số bán hàng và chủ yếu là đối tượng khách hàng lẻ. Tuy nhiên, đây là xu thế tất yếu, đặc biệt là trong việc quảng bá các sản phẩm OCOP của địa phương. Vì vậy, bên cạnh chọn phương thức bán hàng truyền thống, các doanh nghiệp và bà con nông dân cần mạnh dạn tham gia các sàn thương mại điện tử.

Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, đến nay toàn tỉnh có 120 sản phẩm OCOP của 64 xã, phường, thị trấn, với 77 chủ thể. Trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 30 sản phẩm 4 sao, 89 sản phẩm 3 sao.

Xây dựng được sản phẩm OCOP đã khó nhưng để sản phẩm được quảng bá rộng rãi, tiêu thụ với sản lượng ổn định càng khó khăn hơn. Vì vậy, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa vừa nỗ lực xây dựng các sản phẩm

Trước tình hình tiêu thụ nông sản và các sản phẩm OCOP gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang nỗ lực ứng dụng công nghệ số để đưa các sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử. Đây được xem là là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân giải quyết được lượng hàng hóa bị ùn ứ, mở rộng thị trường tiêu thụ trong bối cảnh dịch bệnh nhiều khó khăn.

Ông Phan Xuân Hùng, Trưởng phòng OCOP, Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa cho biết, các sản phẩm OCOP, dù đã khẳng định được thương hiệu nhưng khi đã sản xuất hàng hóa với sản lượng lớn nhưng khó tiêu thụ sẽ khiến các chủ thể chán nản và sẽ không phát triển như kỳ vọng. Vì vậy, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chính sách khuyến khích người dân và các doanh nghiệp đưa hàng hóa của mình lên các sàn thương mại điện tử.

Ngoài việc các chủ thể chủ động tự tìm trang để bán sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan đưa các sản phẩm thuộc Chương trình OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử của Bưu điện Việt Nam và trên sàn thương mại điện tử với tên miền: www.langnghethanhhoa.vn. Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh cũng xây dựng website Chương trình OCOP với tên miền: ocoptinhthanhhoa.com.vn để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa.

Để nâng cao năng lực trong việc đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, hàng năm Văn phòng phối hợp với các địa phương đều tổ chức các lớp tập huấn về công nghệ thông tin cho các chủ thể OCOP. Trong các đợt tập huấn này, đại diện các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki đã được mời về để trao đổi, hướng dẫn cách thức đưa sản phẩm lên sàn thuận tiện nhất.

Giai đoạn 2021 - 2025, Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa đã đề xuất nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và đã được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận. Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ có cơ chế, chính sách hỗ trợ việc quảng bá, tiếp thị theo hướng xúc tiến thương mại. Đối với các sản phẩm tham gia sàn thương mại điện tử sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí để đăng tải và duy trì sản phẩm trên trang thương mại điện tử có thu phí. 

THÚC ĐẢY SẢN PHẨM LÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Đăng lúc: 30/10/2024 20:36:07 (GMT+7)

TUYÊN TRUYỀN: THÚC ĐẢY SẢN PHẨM LÊN SÀN

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

 

Trong giai đoạn hiện nay, dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường, việc triển khai các hoạt động bán hàng tiếp thị thông qua trang thương mại điện tử là xu hướng tất yếu, đảm bảo cho sản phẩm lưu thông với doanh số ổn định

Các doanh nghiệp tại Thanh Hóa đều thừa nhận, các sàn thương mại điện tử bán nông sản đang ngày càng sôi động nhưng hiện cũng chỉ chiếm 20-30% doanh số bán hàng và chủ yếu là đối tượng khách hàng lẻ. Tuy nhiên, đây là xu thế tất yếu, đặc biệt là trong việc quảng bá các sản phẩm OCOP của địa phương. Vì vậy, bên cạnh chọn phương thức bán hàng truyền thống, các doanh nghiệp và bà con nông dân cần mạnh dạn tham gia các sàn thương mại điện tử.

Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, đến nay toàn tỉnh có 120 sản phẩm OCOP của 64 xã, phường, thị trấn, với 77 chủ thể. Trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 30 sản phẩm 4 sao, 89 sản phẩm 3 sao.

Xây dựng được sản phẩm OCOP đã khó nhưng để sản phẩm được quảng bá rộng rãi, tiêu thụ với sản lượng ổn định càng khó khăn hơn. Vì vậy, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa vừa nỗ lực xây dựng các sản phẩm

Trước tình hình tiêu thụ nông sản và các sản phẩm OCOP gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang nỗ lực ứng dụng công nghệ số để đưa các sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử. Đây được xem là là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân giải quyết được lượng hàng hóa bị ùn ứ, mở rộng thị trường tiêu thụ trong bối cảnh dịch bệnh nhiều khó khăn.

Ông Phan Xuân Hùng, Trưởng phòng OCOP, Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa cho biết, các sản phẩm OCOP, dù đã khẳng định được thương hiệu nhưng khi đã sản xuất hàng hóa với sản lượng lớn nhưng khó tiêu thụ sẽ khiến các chủ thể chán nản và sẽ không phát triển như kỳ vọng. Vì vậy, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chính sách khuyến khích người dân và các doanh nghiệp đưa hàng hóa của mình lên các sàn thương mại điện tử.

Ngoài việc các chủ thể chủ động tự tìm trang để bán sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan đưa các sản phẩm thuộc Chương trình OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử của Bưu điện Việt Nam và trên sàn thương mại điện tử với tên miền: www.langnghethanhhoa.vn. Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh cũng xây dựng website Chương trình OCOP với tên miền: ocoptinhthanhhoa.com.vn để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa.

Để nâng cao năng lực trong việc đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, hàng năm Văn phòng phối hợp với các địa phương đều tổ chức các lớp tập huấn về công nghệ thông tin cho các chủ thể OCOP. Trong các đợt tập huấn này, đại diện các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki đã được mời về để trao đổi, hướng dẫn cách thức đưa sản phẩm lên sàn thuận tiện nhất.

Giai đoạn 2021 - 2025, Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa đã đề xuất nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và đã được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận. Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ có cơ chế, chính sách hỗ trợ việc quảng bá, tiếp thị theo hướng xúc tiến thương mại. Đối với các sản phẩm tham gia sàn thương mại điện tử sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí để đăng tải và duy trì sản phẩm trên trang thương mại điện tử có thu phí. 

Công khai giải quyết TTHC