Sáng ngày 28/02/2023 xã Xuân Trường long trọng tổ chức lễ rước văn, rước sắc
Được sự nhất trí của thường trực Huyện ủy-UBND huyện Thọ Xuân, lễ hội truyền thống Xuân Phả ngày 10/2 âm lịch hàng năm được tổ chức trọng niềm vui hân hoan của cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã nhà
Được sự nhất trí của thường trực Huyện ủy-UBND huyện Thọ Xuân, lễ hội truyền thống Xuân Phả ngày 10/2 âm lịch hàng năm được tổ chức trọng niềm vui hân hoan của cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã nhà.
Lễ rước văn, rước sắc được diễn ra vào sáng ngày 09/02 âm lịch từ Nhà văn hóa đến Nghè thờ thần Hoàng Làng Xuân Phả.
Tham gia buổi rước có Thường trực ĐU-HĐND-UBND-UB MTTQ, các tổ chức CH-XH, cán bộ công chức UBND, Ban giám hiệu các trường học, Bí thư các chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận thôn, trưởng các thôn, đội tế, Học sinh trường THCS và đông đảo và con nhân dân trong xã.
Tại lễ hội truyền thống năm Quý Mão, làng Thượng, làng Trung và làng Đoài là 03 làng chịu trách nhiệm về nhân lực khiêng kiệu và kiệu rước văn rước sắc.
Theo các bậc cao niên kể lại rằng: Vào thế kỷ thứ 10, nước ta nổi loạn 12 sứ quân. Với ý chí thống nhất giang sơn, đưa muôn dân trăm họ khỏi cảnh lầm than, loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh là người có đủ tài- đức- trí-dũng, đánh đâu thắng đó nên còn được gọi là Vạn Thắng Vương. Các sứ quân trong nước lần lượt quy thuận, chỉ còn sứ Bình Kiều do Ngô Xương Xí cầm đầu (nay thuộc xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn) không chịu quy thuận. Đinh Bộ Lĩnh bèn sai sứ giả đi cầu Bách linh để tìm người tài giúp vua diệt giặc.
Sứ giả ngược dòng sông Chu đến làng Xuân Phả thì trời tối nên neo thuyền nghỉ lại tại miếu thờ Thần Hoàng làng Xuân Phả, sứ giả liền tiến dâng lễ vật và cầu xin Thần linh phù trợ. Quả nhiên đêm ấy, Thần báo mộng bày kế cho xứ giả. Y lời của thần mách bảo Đinh Bộ Lĩnh đã thu phục được Ngô Xương Xí không phải cảnh máu chảy, đầu rơi. Đinh Bộ Lĩnh hoàn thành xứ mệnh dẹp loạn 12 sứ quân, đất nước trở lại thái bình. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước ta là Đại Cồ Việt. Để nhớ ơn vị Thần, nhà vua mở hội ăn mừng tại miếu thờ thần hoang làng Xuân Phả và phong cho Thần là Thượng Thượng Đẳng Phúc Thần Tối Linh Đại Vương được dịch là " Đại Hải Long Vương Hoàng Lang Tướng Quân . Tại buổi lễ này có các nước lân cận đem lễ vật và các điệu múa đến tiến cống và chúc mừng nhà Vua. Các nước bao gồm: Ngô Quốc, Hoa Lang, Ai Lao, Chiêm Thành và Lục Hồn Nhung. Để báo đáp công ơn của Thần hoàng làng Xuân Phả hàng năm được thuận lợi nhà Vua ban tặng cho dân làng Xuân Phả 5 điệu múa được gọi là ngũ quốc lân bang đồ tiến cống.
Từ đó đến nay, hằng năm cứ đến ngày mồng 09 và mồng 10 tháng 2 âm lịch, nhân dân trong làng, ngoài xã lại tổ chức lễ hội tưng bừng để báo ơn công đức Thần Hoàng làng và mở hội thi múa trò Xuân Phả./.
Sáng ngày 28/02/2023 xã Xuân Trường long trọng tổ chức lễ rước văn, rước sắc
Được sự nhất trí của thường trực Huyện ủy-UBND huyện Thọ Xuân, lễ hội truyền thống Xuân Phả ngày 10/2 âm lịch hàng năm được tổ chức trọng niềm vui hân hoan của cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã nhà
Được sự nhất trí của thường trực Huyện ủy-UBND huyện Thọ Xuân, lễ hội truyền thống Xuân Phả ngày 10/2 âm lịch hàng năm được tổ chức trọng niềm vui hân hoan của cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã nhà.
Lễ rước văn, rước sắc được diễn ra vào sáng ngày 09/02 âm lịch từ Nhà văn hóa đến Nghè thờ thần Hoàng Làng Xuân Phả.
Tham gia buổi rước có Thường trực ĐU-HĐND-UBND-UB MTTQ, các tổ chức CH-XH, cán bộ công chức UBND, Ban giám hiệu các trường học, Bí thư các chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận thôn, trưởng các thôn, đội tế, Học sinh trường THCS và đông đảo và con nhân dân trong xã.
Tại lễ hội truyền thống năm Quý Mão, làng Thượng, làng Trung và làng Đoài là 03 làng chịu trách nhiệm về nhân lực khiêng kiệu và kiệu rước văn rước sắc.
Theo các bậc cao niên kể lại rằng: Vào thế kỷ thứ 10, nước ta nổi loạn 12 sứ quân. Với ý chí thống nhất giang sơn, đưa muôn dân trăm họ khỏi cảnh lầm than, loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh là người có đủ tài- đức- trí-dũng, đánh đâu thắng đó nên còn được gọi là Vạn Thắng Vương. Các sứ quân trong nước lần lượt quy thuận, chỉ còn sứ Bình Kiều do Ngô Xương Xí cầm đầu (nay thuộc xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn) không chịu quy thuận. Đinh Bộ Lĩnh bèn sai sứ giả đi cầu Bách linh để tìm người tài giúp vua diệt giặc.
Sứ giả ngược dòng sông Chu đến làng Xuân Phả thì trời tối nên neo thuyền nghỉ lại tại miếu thờ Thần Hoàng làng Xuân Phả, sứ giả liền tiến dâng lễ vật và cầu xin Thần linh phù trợ. Quả nhiên đêm ấy, Thần báo mộng bày kế cho xứ giả. Y lời của thần mách bảo Đinh Bộ Lĩnh đã thu phục được Ngô Xương Xí không phải cảnh máu chảy, đầu rơi. Đinh Bộ Lĩnh hoàn thành xứ mệnh dẹp loạn 12 sứ quân, đất nước trở lại thái bình. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước ta là Đại Cồ Việt. Để nhớ ơn vị Thần, nhà vua mở hội ăn mừng tại miếu thờ thần hoang làng Xuân Phả và phong cho Thần là Thượng Thượng Đẳng Phúc Thần Tối Linh Đại Vương được dịch là " Đại Hải Long Vương Hoàng Lang Tướng Quân . Tại buổi lễ này có các nước lân cận đem lễ vật và các điệu múa đến tiến cống và chúc mừng nhà Vua. Các nước bao gồm: Ngô Quốc, Hoa Lang, Ai Lao, Chiêm Thành và Lục Hồn Nhung. Để báo đáp công ơn của Thần hoàng làng Xuân Phả hàng năm được thuận lợi nhà Vua ban tặng cho dân làng Xuân Phả 5 điệu múa được gọi là ngũ quốc lân bang đồ tiến cống.
Từ đó đến nay, hằng năm cứ đến ngày mồng 09 và mồng 10 tháng 2 âm lịch, nhân dân trong làng, ngoài xã lại tổ chức lễ hội tưng bừng để báo ơn công đức Thần Hoàng làng và mở hội thi múa trò Xuân Phả./.