TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT HIỆN NAY VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT HIỆN NAY
VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
Kính Thưa bà con và các bạn
Sốt xuất huyết ( SXH) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người, bệnh lây từ người này sang người khác do muỗi vằn truyền bệnh, bệnh có thể bùng phát thành dịch và lây lan nhanh, hàng năm bệnh thường phát triển nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 10 và chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Hiện nay trên địa bàn thôn 5 xã Xuân Trường đã có bệnh nhân mắc bệnh sốt xuấn huyết nội địa và có nguy cơ bùng phát thành ổ dịch.
Trước tình hình đó công tác truyền thông giáo dục cho nhân dân trong xã hiểu biết, ý thức phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết để mọi người dân nâng cao cảnh giác với sốt xuất huyết là rất cần thiết nếu không thì nguy cơ bùng phát dịch là khó tránh khỏi.
1. Triệu chứng của bệnh:
Bệnh nhân có biểu hiện như:
- Sốt cao đột ngột
- Đau đầu dữ dội vùng trán
- Đau sau hốc mắt, đau tăng khi cử động nhãn cầu
- Đau cơ và khớp
- Mất vị giác và ăn mất ngon
- Phát ban giống như ban sởi ở ngực và chi trên
- Buồn nôn và nôn.
Vì thế những người có nghi ngờ bị sốt xuất huyết , nhất là những người sống trong vùng có nguy cơ hay sảy ra sốt xuất huyết khi thấy có các triệu chứng như trên thì phải đến ngay trạm y tế hoặc cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị.
2. Về phòng bệnh:
Vậy muốn phòng bệnh trước hết phải vận động quần chúng nhân dân tham gia loại trừ muỗi, bọ gậy là vật trung gian truyền bệnh. Làm tốt công tác thủy vực. Vì muỗi thường đẻ trứng ở tất cả những nơi có nước đọng và các vật dụng chứa nước như: chum, vại, thùng, xô, thau, chậu, bình hoa, chai, lọ..., và rất nhiều nơi khác có nước đọng lại, những nơi rậm rạp, ẩm thấp cũng là nơi thuận lợi dể muỗi vằn đẻ trứng. Bằng cách phải lật úp tất cả các dụng cụ chứa nước. Phát quang bờ rào, bụi rậm, khơi thông cống rãnh thoát nước. Vệ sinh môi trường những khu vực trọng điểm tại địa phương, những nơi công cộng.
- Tuyên truyền cho người dân khi ngủ phải nằm màn.
- Với ngành Y tế phải tích cực giám sát chỉ số muỗi, bọ gậy, có biện pháp can thiệp xử lý kịp thời khi phát hiện chỉ số muỗi cao quá ngưỡng cho phép như phun thuốc diệt muỗi. Cùng với các biện pháp nêu trên cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục cho cộng đồng hiểu biết, ý thức phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết để mọi người dân nâng cao cảnh giác với sốt xuất huyết.
Không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết
Tin cùng chuyên mục
-
QĐ CB TTHC lĩnh vực BVBMNN
21/10/2024 09:05:38 -
QĐ công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính lĩnh vực TC
21/10/2024 09:05:38 -
Quyết định công bố thủ tục hành chính
21/10/2024 09:00:37 -
BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ- ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
28/08/2024 15:50:58
TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT HIỆN NAY VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT HIỆN NAY
VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
Kính Thưa bà con và các bạn
Sốt xuất huyết ( SXH) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người, bệnh lây từ người này sang người khác do muỗi vằn truyền bệnh, bệnh có thể bùng phát thành dịch và lây lan nhanh, hàng năm bệnh thường phát triển nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 10 và chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Hiện nay trên địa bàn thôn 5 xã Xuân Trường đã có bệnh nhân mắc bệnh sốt xuấn huyết nội địa và có nguy cơ bùng phát thành ổ dịch.
Trước tình hình đó công tác truyền thông giáo dục cho nhân dân trong xã hiểu biết, ý thức phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết để mọi người dân nâng cao cảnh giác với sốt xuất huyết là rất cần thiết nếu không thì nguy cơ bùng phát dịch là khó tránh khỏi.
1. Triệu chứng của bệnh:
Bệnh nhân có biểu hiện như:
- Sốt cao đột ngột
- Đau đầu dữ dội vùng trán
- Đau sau hốc mắt, đau tăng khi cử động nhãn cầu
- Đau cơ và khớp
- Mất vị giác và ăn mất ngon
- Phát ban giống như ban sởi ở ngực và chi trên
- Buồn nôn và nôn.
Vì thế những người có nghi ngờ bị sốt xuất huyết , nhất là những người sống trong vùng có nguy cơ hay sảy ra sốt xuất huyết khi thấy có các triệu chứng như trên thì phải đến ngay trạm y tế hoặc cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị.
2. Về phòng bệnh:
Vậy muốn phòng bệnh trước hết phải vận động quần chúng nhân dân tham gia loại trừ muỗi, bọ gậy là vật trung gian truyền bệnh. Làm tốt công tác thủy vực. Vì muỗi thường đẻ trứng ở tất cả những nơi có nước đọng và các vật dụng chứa nước như: chum, vại, thùng, xô, thau, chậu, bình hoa, chai, lọ..., và rất nhiều nơi khác có nước đọng lại, những nơi rậm rạp, ẩm thấp cũng là nơi thuận lợi dể muỗi vằn đẻ trứng. Bằng cách phải lật úp tất cả các dụng cụ chứa nước. Phát quang bờ rào, bụi rậm, khơi thông cống rãnh thoát nước. Vệ sinh môi trường những khu vực trọng điểm tại địa phương, những nơi công cộng.
- Tuyên truyền cho người dân khi ngủ phải nằm màn.
- Với ngành Y tế phải tích cực giám sát chỉ số muỗi, bọ gậy, có biện pháp can thiệp xử lý kịp thời khi phát hiện chỉ số muỗi cao quá ngưỡng cho phép như phun thuốc diệt muỗi. Cùng với các biện pháp nêu trên cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục cho cộng đồng hiểu biết, ý thức phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết để mọi người dân nâng cao cảnh giác với sốt xuất huyết.
Không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết