Nhứng nội dung thay đổi trên Căn cước công dân từ ngày 01/7/2024

Ngày 25/01/2024 15:11:33

NHỮNG THÔNG TIN THAY ĐỒI TRÊN CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TỪ NGÀY 01.07.2024

Luật Căn cước công dân năm 2014 là văn bản pháp lý quan trọng trong công tác quản lý dân cư, căn cước, tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc đi lại, thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại… Tuy nhiên, qua hơn 07 năm triển khai thi hành, Luật đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần giải quyết; nhất là việc sửa đổi, bổ sung quy định để thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số ở nước ta theo Đề án 06 (Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030). Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Chính bởi những lý do này, Ngày 27/11/2023, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Luật Căn cước 2023 gồm 7 Chương, 46 Điều với 06 nội dung thay đổi

         Luật Căn cước công dân năm 2014 là văn bản pháp lý quan trọng trong công tác quản lý dân cư, căn cước, tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc đi lại, thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại… Tuy nhiên, qua hơn 07 năm triển khai thi hành, Luật đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần giải quyết; nhất là việc sửa đổi, bổ sung quy định để thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số ở nước ta theo Đề án 06 (Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030)Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Chính bởi những lý do này, Ngày 27/11/2023, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Luật Căn cước 2023 gồm 7 Chương, 46 Điều. Về bố cục, dự thảo Luật Căn cước bao gồm những nội dung cơ bản như sau:

          Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh, dự thảo Luật quy định theo hướng Luật này quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước; căn cước điện tử; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

          Thứ hai, về đối tượng áp dụng, dự thảo Luật mở rộng đối tượng áp dụng so với Luật Căn cước công dân năm 2014, ngoài áp dụng đối với công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, Luật này còn áp dụng đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam.

          Thứ ba, về quy định thu thập, cập nhật, quản lý, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dự thảo Luật quy định theo hướng mở rộng, tích hợp nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam trong các cơ sở dữ liệu khác vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước để trực tiếp phục vụ cho việc ứng dụng tiện ích của thẻ căn cước, căn cước điện tử, kết nối, chia sẻ, thông tin người dân.

           Thứ tư, về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay và sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước, dòng chữ “căn cước công dân”, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, dòng chữ “căn cước”, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú... việc thay đổi, cải tiến như trên để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân; các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chíp điện tử trên thẻ căn cước. Đối với những thẻ căn cước công dân đã cấp thì vẫn còn nguyên giá trị sử dụng, không bị tác động bởi quy định này.

         Thứ năm, về người được cấp thẻ căn cước, dự thảo Luật bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của họ; phát huy giá trị, tiện ích của thẻ căn cước trong hoạt động của Chính phủ số, xã hội số. Việc cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo nhu cầu, còn đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên là bắt buộc.

          Thứ sáu, về cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam, đây là nội dung được bổ sung so với quy định của Luật Căn cước công dân năm 2014 nhằm bảo đảm quyền, lợi ích của người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam; đồng thời, phục vụ tốt hơn công tác quản lý nhà nước về dân cư.

          Thứ bảy, về tích hợp thông tin vào thẻ căn cước, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc tích hợp một số thông tin có tính ổn định, được sử dụng thường xuyên của người dân ngoài thông tin về căn cước vào thẻ căn cước; việc sử dụng các thông tin tích hợp từ thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng các giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại khác; qua đó, giúp giảm giấy tờ cho người dân, tạo thuận lợi cho người dân trong thực hiện giao dịch dân sự, thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính. 

           Thứ tám, về căn cước điện tử, đây là nội dung được bổ sung so với quy định của Luật Căn cước công dân năm 2014. Dự thảo Luật quy định mỗi công dân chỉ có 01 căn cước điện tử; căn cước điện tử sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công và thực hiện các giao dịch, hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

          Thứ chín, về quy định chuyển tiếp, dự thảo Luật đã bổ sung quy định chuyển tiếp về việc sử dụng thẻ căn cước công dân đã được cấp; giá trị sử dụng của chứng minh nhân dân để không làm phát sinh thủ tục hành chính, tác động đến người dân khi Luật Căn cước được thông qua, có hiệu lực thi hành.

         Về cơ bản, Luật Căn cước 2023 sẽ thay thế cho Luật Căn cước công dân 2014, bao gồm 06 nội dung thay đổi như sau:

         Thứ nhất, đổi tên Căn cước công dân sang thẻ Căn cước

        Cùng với việc đổi tên dự án Luật từ Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước thi Quốc hội cũng thống nhất đổi thẻ CCCD thành thẻ Căn cước. Theo đó, khoản 1 và khoản 9 Điều 3 Luật Căn cước định nghĩa như sau:

Căn cước là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng và sinh trắc học của một người.

Thẻ Căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.

         Như vậy, đây là điểm mới của Luật Căn cước từ 01/7/2024 quan trọng nhất của Luật Căn cước so với quy định cũ. Theo đó, căn cước là giấy tờ tùy thân chứa các thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng và sinh trắc học của một người gồm: Ảnh khuôn mặt; Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh/Nơi sinh; Quốc tịch; Nơi cư trú; Ngày, tháng, năm cấp thẻ và ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng.

         Thứ hai, Chứng minh nhân dân không còn được sử dụng từ ngày 01/1/2025

        Bên cạnh quy định về thời hạn sử dụng Căn cước công dân đang còn giá trị sử dụng thì khoản 2 Điều 46 Luật Căn cước cũng có thông tin về giá trị sử dụng của Chứng minh nhân dân. Cụ thể: Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng.

        Như vậy, mọi Chứng minh nhân dân chỉ được sử dụng đến hết 31/12/2024 dù còn hạn sử dụng hay đã hết hạn sử dụng. Có thể thấy, đây là một trong những thay đổi quan trọng, là điểm mới của Luật Căn cước từ 01/7/2024 so với khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân năm 2014. Khi đó, quy định cũ nêu rõ, Chứng minh nhân dân đã cấp vẫn được sử dụng cho đến hết thời hạn 15 năm hoặc khi công dân yêu cầu đổi sang thẻ Căn cước công dân.Tuy nhiên, theo quy định mới, mọi Chứng minh nhân dân đều phải thực hiện việc đổi sang thẻ Căn cước từ ngày 01/01/2025 tới đây.

         Đối với thẻ CCCD đang còn giá trị sử dụng thì người dân vẫn tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn hoặc có nhu cầu đổi sang thẻ Căn cước thì khoản 2 Điều 46 Luật Căn cước quyết định hạn chấm dứt sử dụng Giấy CMND, cụ thể:  Theo quy định trên thì người đã được cấp thẻ CCCD trước ngày 01/7/2024 thì không cần phải đổi sang thẻ Căn cước. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Giấy CMND, thẻ CCCD vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng Giấy CMND chỉ được sử dụng đến hết 31/12/2024 dù còn hạn sử dụng hay đã hết hạn sử dụng, do đó, người dân chưa đổi sang thẻ CCCD thì cần phải thực hiện thủ tục cấp thẻ CCCD càng sớm càng tốt hoặc đợi đến ngày thẻ Căn cước được ban hành thì người dân có thể đổi sang thẻ Căn cước mới.

          Thứ ba, không còn thông tin quê quán và vân tay trên thẻ Căn cước

            Theo Luật Căn cước công dân hiện hành quy định trên mặt thẻ CCCD gồm các thông tin sau:

          - Mặt trước: Quốc huy, dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, Căn cước công dân”, ảnh, số thẻ, họ, chữ đệm, tên khai sinh, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú và ngày tháng năm hết hạn.

      - Mặt sau: Lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhận dạng, ngày tháng năm cấp thẻ; họ tên chữ đệm, dấu, chức danh và chữ ký của người cấp thẻ.

 Thì hiện nay, Luật Căn cước được thông qua có nội dung trên thẻ Căn cước gồm các thông tin được mã hóa và thông tin được in trên thẻ:

         - Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

         - Dòng chữ “CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”;

         - Dòng chữ “CĂN CƯỚC”;

         - Ảnh khuôn mặt;

         - Số định danh cá nhân;

         - Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

         - Ngày, tháng, năm sinh;

         - Giới tính;

         - Nơi đăng ký khai sinh/Nơi sinh;

         - Quốc tịch;

         - Nơi cư trú;

         - Ngày, tháng, năm cấp thẻ và ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng;

         - Nơi cấp: Bộ Công an.

        Như vậy, so với hình thẻ CCCD, thẻ Căn cước đã bỏ mục quê quán thay vào đó là nơi đăng ký khai sinh hoặc nơi sinh; và nơi cư trú; bỏ vân tay, đặc điểm nhận dạng.

        Thứ tư, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước

        Đây là điểm mới hoàn toàn so với quy định cũ tại Luật Căn cước công dân 2014. Theo đó, giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ được giải thích tại khoản 10 Điều 3 Luật Căn cước như sau:

 Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.

 Như vậy, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại cấp xã, cấp huyện (nếu không có đơn vị hành chính cấp xã) từ 06 tháng trở lên.

         Thứ năm, sẽ bổ sung thông tin sinh trắc học nhiều thông tin khác của công dân

        Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm thông tin nhân dạng; thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói; nghề nghiệp...

       Trong đó, với thông tin ADN và giọng nói, chỉ thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc trong quá trình quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

 Đặc biệt, đã cho phép công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ căn cước và công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp căn cước theo nhu cầu.

       Thứ sáu, rút ngắn thời gian cấp đổi thẻ Căn cước không quá 07 ngày

       Theo Điều 26 Luật Căn cước, thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

      Trong khi đó, theo quy định cũ tại Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014, thời hạn được chia theo các trường hợp như sau:

       - Tại thành phố, thị xã

       + Cấp mới và cấp đổi: Không quá 07 ngày

       + Cấp lại: Không quá 15 ngày làm việc.

       - Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo: Thời gian thực hiện là không quá 20 ngày áp dụng cho tất cả các trường hợp.

        - Tại các khu vực còn lại: Không quá 15 ngày cho tất cả các trường hợp.

       Có thể thấy rằng, Luật Căn cước được sửa đổi nhằm tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta, phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; xây dựng công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp, góp phần phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới, tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta. 

 

Hoàng Anh

  

Nhứng nội dung thay đổi trên Căn cước công dân từ ngày 01/7/2024

Đăng lúc: 25/01/2024 15:11:33 (GMT+7)

NHỮNG THÔNG TIN THAY ĐỒI TRÊN CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TỪ NGÀY 01.07.2024

Luật Căn cước công dân năm 2014 là văn bản pháp lý quan trọng trong công tác quản lý dân cư, căn cước, tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc đi lại, thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại… Tuy nhiên, qua hơn 07 năm triển khai thi hành, Luật đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần giải quyết; nhất là việc sửa đổi, bổ sung quy định để thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số ở nước ta theo Đề án 06 (Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030). Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Chính bởi những lý do này, Ngày 27/11/2023, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Luật Căn cước 2023 gồm 7 Chương, 46 Điều với 06 nội dung thay đổi

         Luật Căn cước công dân năm 2014 là văn bản pháp lý quan trọng trong công tác quản lý dân cư, căn cước, tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc đi lại, thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại… Tuy nhiên, qua hơn 07 năm triển khai thi hành, Luật đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần giải quyết; nhất là việc sửa đổi, bổ sung quy định để thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số ở nước ta theo Đề án 06 (Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030)Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Chính bởi những lý do này, Ngày 27/11/2023, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Luật Căn cước 2023 gồm 7 Chương, 46 Điều. Về bố cục, dự thảo Luật Căn cước bao gồm những nội dung cơ bản như sau:

          Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh, dự thảo Luật quy định theo hướng Luật này quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước; căn cước điện tử; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

          Thứ hai, về đối tượng áp dụng, dự thảo Luật mở rộng đối tượng áp dụng so với Luật Căn cước công dân năm 2014, ngoài áp dụng đối với công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, Luật này còn áp dụng đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam.

          Thứ ba, về quy định thu thập, cập nhật, quản lý, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dự thảo Luật quy định theo hướng mở rộng, tích hợp nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam trong các cơ sở dữ liệu khác vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước để trực tiếp phục vụ cho việc ứng dụng tiện ích của thẻ căn cước, căn cước điện tử, kết nối, chia sẻ, thông tin người dân.

           Thứ tư, về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay và sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước, dòng chữ “căn cước công dân”, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, dòng chữ “căn cước”, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú... việc thay đổi, cải tiến như trên để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân; các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chíp điện tử trên thẻ căn cước. Đối với những thẻ căn cước công dân đã cấp thì vẫn còn nguyên giá trị sử dụng, không bị tác động bởi quy định này.

         Thứ năm, về người được cấp thẻ căn cước, dự thảo Luật bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của họ; phát huy giá trị, tiện ích của thẻ căn cước trong hoạt động của Chính phủ số, xã hội số. Việc cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo nhu cầu, còn đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên là bắt buộc.

          Thứ sáu, về cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam, đây là nội dung được bổ sung so với quy định của Luật Căn cước công dân năm 2014 nhằm bảo đảm quyền, lợi ích của người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam; đồng thời, phục vụ tốt hơn công tác quản lý nhà nước về dân cư.

          Thứ bảy, về tích hợp thông tin vào thẻ căn cước, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc tích hợp một số thông tin có tính ổn định, được sử dụng thường xuyên của người dân ngoài thông tin về căn cước vào thẻ căn cước; việc sử dụng các thông tin tích hợp từ thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng các giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại khác; qua đó, giúp giảm giấy tờ cho người dân, tạo thuận lợi cho người dân trong thực hiện giao dịch dân sự, thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính. 

           Thứ tám, về căn cước điện tử, đây là nội dung được bổ sung so với quy định của Luật Căn cước công dân năm 2014. Dự thảo Luật quy định mỗi công dân chỉ có 01 căn cước điện tử; căn cước điện tử sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công và thực hiện các giao dịch, hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

          Thứ chín, về quy định chuyển tiếp, dự thảo Luật đã bổ sung quy định chuyển tiếp về việc sử dụng thẻ căn cước công dân đã được cấp; giá trị sử dụng của chứng minh nhân dân để không làm phát sinh thủ tục hành chính, tác động đến người dân khi Luật Căn cước được thông qua, có hiệu lực thi hành.

         Về cơ bản, Luật Căn cước 2023 sẽ thay thế cho Luật Căn cước công dân 2014, bao gồm 06 nội dung thay đổi như sau:

         Thứ nhất, đổi tên Căn cước công dân sang thẻ Căn cước

        Cùng với việc đổi tên dự án Luật từ Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước thi Quốc hội cũng thống nhất đổi thẻ CCCD thành thẻ Căn cước. Theo đó, khoản 1 và khoản 9 Điều 3 Luật Căn cước định nghĩa như sau:

Căn cước là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng và sinh trắc học của một người.

Thẻ Căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.

         Như vậy, đây là điểm mới của Luật Căn cước từ 01/7/2024 quan trọng nhất của Luật Căn cước so với quy định cũ. Theo đó, căn cước là giấy tờ tùy thân chứa các thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng và sinh trắc học của một người gồm: Ảnh khuôn mặt; Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh/Nơi sinh; Quốc tịch; Nơi cư trú; Ngày, tháng, năm cấp thẻ và ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng.

         Thứ hai, Chứng minh nhân dân không còn được sử dụng từ ngày 01/1/2025

        Bên cạnh quy định về thời hạn sử dụng Căn cước công dân đang còn giá trị sử dụng thì khoản 2 Điều 46 Luật Căn cước cũng có thông tin về giá trị sử dụng của Chứng minh nhân dân. Cụ thể: Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng.

        Như vậy, mọi Chứng minh nhân dân chỉ được sử dụng đến hết 31/12/2024 dù còn hạn sử dụng hay đã hết hạn sử dụng. Có thể thấy, đây là một trong những thay đổi quan trọng, là điểm mới của Luật Căn cước từ 01/7/2024 so với khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân năm 2014. Khi đó, quy định cũ nêu rõ, Chứng minh nhân dân đã cấp vẫn được sử dụng cho đến hết thời hạn 15 năm hoặc khi công dân yêu cầu đổi sang thẻ Căn cước công dân.Tuy nhiên, theo quy định mới, mọi Chứng minh nhân dân đều phải thực hiện việc đổi sang thẻ Căn cước từ ngày 01/01/2025 tới đây.

         Đối với thẻ CCCD đang còn giá trị sử dụng thì người dân vẫn tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn hoặc có nhu cầu đổi sang thẻ Căn cước thì khoản 2 Điều 46 Luật Căn cước quyết định hạn chấm dứt sử dụng Giấy CMND, cụ thể:  Theo quy định trên thì người đã được cấp thẻ CCCD trước ngày 01/7/2024 thì không cần phải đổi sang thẻ Căn cước. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Giấy CMND, thẻ CCCD vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng Giấy CMND chỉ được sử dụng đến hết 31/12/2024 dù còn hạn sử dụng hay đã hết hạn sử dụng, do đó, người dân chưa đổi sang thẻ CCCD thì cần phải thực hiện thủ tục cấp thẻ CCCD càng sớm càng tốt hoặc đợi đến ngày thẻ Căn cước được ban hành thì người dân có thể đổi sang thẻ Căn cước mới.

          Thứ ba, không còn thông tin quê quán và vân tay trên thẻ Căn cước

            Theo Luật Căn cước công dân hiện hành quy định trên mặt thẻ CCCD gồm các thông tin sau:

          - Mặt trước: Quốc huy, dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, Căn cước công dân”, ảnh, số thẻ, họ, chữ đệm, tên khai sinh, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú và ngày tháng năm hết hạn.

      - Mặt sau: Lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhận dạng, ngày tháng năm cấp thẻ; họ tên chữ đệm, dấu, chức danh và chữ ký của người cấp thẻ.

 Thì hiện nay, Luật Căn cước được thông qua có nội dung trên thẻ Căn cước gồm các thông tin được mã hóa và thông tin được in trên thẻ:

         - Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

         - Dòng chữ “CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”;

         - Dòng chữ “CĂN CƯỚC”;

         - Ảnh khuôn mặt;

         - Số định danh cá nhân;

         - Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

         - Ngày, tháng, năm sinh;

         - Giới tính;

         - Nơi đăng ký khai sinh/Nơi sinh;

         - Quốc tịch;

         - Nơi cư trú;

         - Ngày, tháng, năm cấp thẻ và ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng;

         - Nơi cấp: Bộ Công an.

        Như vậy, so với hình thẻ CCCD, thẻ Căn cước đã bỏ mục quê quán thay vào đó là nơi đăng ký khai sinh hoặc nơi sinh; và nơi cư trú; bỏ vân tay, đặc điểm nhận dạng.

        Thứ tư, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước

        Đây là điểm mới hoàn toàn so với quy định cũ tại Luật Căn cước công dân 2014. Theo đó, giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ được giải thích tại khoản 10 Điều 3 Luật Căn cước như sau:

 Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.

 Như vậy, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại cấp xã, cấp huyện (nếu không có đơn vị hành chính cấp xã) từ 06 tháng trở lên.

         Thứ năm, sẽ bổ sung thông tin sinh trắc học nhiều thông tin khác của công dân

        Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm thông tin nhân dạng; thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói; nghề nghiệp...

       Trong đó, với thông tin ADN và giọng nói, chỉ thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc trong quá trình quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

 Đặc biệt, đã cho phép công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ căn cước và công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp căn cước theo nhu cầu.

       Thứ sáu, rút ngắn thời gian cấp đổi thẻ Căn cước không quá 07 ngày

       Theo Điều 26 Luật Căn cước, thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

      Trong khi đó, theo quy định cũ tại Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014, thời hạn được chia theo các trường hợp như sau:

       - Tại thành phố, thị xã

       + Cấp mới và cấp đổi: Không quá 07 ngày

       + Cấp lại: Không quá 15 ngày làm việc.

       - Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo: Thời gian thực hiện là không quá 20 ngày áp dụng cho tất cả các trường hợp.

        - Tại các khu vực còn lại: Không quá 15 ngày cho tất cả các trường hợp.

       Có thể thấy rằng, Luật Căn cước được sửa đổi nhằm tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta, phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; xây dựng công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp, góp phần phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới, tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta. 

 

Hoàng Anh

  

Thủ tục hành chính